Tin tức - sự kiện >> Tin tức khác 

Bốn giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam

Thứ 6, 02/10/2015

Bốn giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam. Đảm bảo nhu cầu năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cho phát triển kinh tế-xã hội là một nhiệm vụ chiến lược, có tính phổ quát, toàn diện. Đã nhiều năm qua chúng ta đã có nhiều hoạt động tích cực từ thăm dò, tìm kiếm tài nguyên năng lượng, nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng; đã xây dựng và thực hiện những chính sách, quy hoạch, chương trình phát triển năng lượng, góp phần đảm bảo năng lượng cho đất nước. Tuy vậy, cho đến nay, việc cung cấp và tiêu thụ năng lượng ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập, ngày càng thể hiện thiếu năng lượng cho phát triển và vẫn được xem là vấn đề cấp bách. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản, có tính chiến lược để sử dụng hiệu quả năng lượng, làm giảm cường độ năng lượng nói chung và cường độ điện nói riêng.
1. Một số mục tiêu phát triển năng lượng Quốc gia

Mục tiêu tổng quát

Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 là: bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước; cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước; đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh; đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng đi đôi với bảo vệ môi trường[1].

Một số chỉ tiêu cụ thể

Nhu cầu năng lượng cuối cùng theo loại nhiên liệu, với phương án cơ sở, theo QHĐVII được giới thiệu trong bảng sau, đơn vị: tr.TOE [2].

Năm

2015

2020

2025

2030

Than

13,6

18

23,6

29,9

Điện

14,6

24,9

37,1

52,9

Sản phẩm dầu

23,5

34,4

483

66,9

Khí đốt

1,0

1,4

1,9

2,6

NLPTM

14,5

14,0

13,3

12,4

TỔNG

67,2

92,8

124,1

164,9

Tổng quy về NLCS

91,7

148,8

195,9

256,7

 

Cũng theo QHĐVII, với nhu cầu trình bày trên, tính theo năng lượng sơ cấp (NLSC), năm 2015 đã thiếu trên 2 tr.TOE, 2020 thiếu 52,5 tr.TOE và 2030 thiếu 143 tr.TOE.

Cho tới nay chưa thấy rõ nguồn có thể bù đắp lượng thiếu hụt này. Sản xuất than, dầu-khí trong nước với sản lượng có hạn, khả năng nhập khối lượng lớn về than không dễ dàng, đặc biệt đối với LNG chỉ mới được lập luận rằng để đa dạng hóa nguồn cung cấp, đảm bảo phát triển bền vững, nhưng khối lượng hợp lý nào và giá LNG rất cao chưa được luận chứng.

2. Tiêu thụ năng lượng hiện nay và một số chỉ tiêu năng lượng Quốc gia

Với sự nỗ lực của ngành năng lượng và cả nền kinh tế quốc dân, đến nay, Việt Nam đã đạt được những chỉ tiêu quốc gia, theo số liệu thống kê của Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, công bố 2013[3] như bảng dưới.

 

Đơn vị

2010

2011

2012

Tổng tiêu thụ NLCC

KTOE

48.801

47.916

47.874

Tổng tiêu thụ NLTMCC

KTOE

34.926

33.933

33.788

Trong đó TT điện

KOE

7.461

8.104

9.063

Cường độ NL

kgOE/Kusd-2005

446,2

408,0

386,0

Điện TT đầu người

kWh/ng

998

1.078

1.187

Cường độ điện/GDP

kWh/usd.2005

1,108

1,138

1,204

 

Tiêu thụ năng lượng Việt Nam và GDP một số ngành năm 2012 [3,8]

 

TTNLTM (KTOE)

TT điện (KTOE)

Tỷ trọng GDP %

Tổng

47.874

9.063,5

 

Công nghiệp

18.494 /38,6%

4,757 /52,5%

32,5

Trong đó:

 

 

 

-Xi măng+VLXD

7.441

1.009

 

-Thép

719

341

 

Nông-Lâm-Ngư nghiệp

617/1,28%

128/1,4%

20

GTVT

11.149

448

 

DVTM

1.335

429

3,7

Dân dụng

15.711

3.300

 

 

Để tiện so sánh, xin giới thiệu cường độ điện đối với GDP (CĐĐ-kWh/1USD), cường độ năng lượng (CĐNL- kgOE/1000USD) ở một số nước, vào năm 2010[9].

 

Thái lan

Nhật bản

Hàn quốc

CHLB Nga

CHLB Đức

T. Quốc

CĐĐ

0,56

0,25

0,35

0,37

0,20

0,65

CĐNL

199

154

239

-

164

231

 

3. Một số nhận định cơ bản

3.1. Chúng ta đã xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thực hiện các chương trình, dự án TK&HQNL, tuy hoạt động khá sôi nổi, nhưng tính lan tỏa và hiệu quả còn khá hạn chế. Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đề ra nhiều chỉ tiêu khá cụ thể cho từng lĩnh vực, về tổng quát giai đoạn 2006-10 giảm 3-5% tổng tiêu thụ năng lượng. Giai đoạn hai 2011-15, giảm 5-8%, với tổng kinh phí từ nhiều nguồn khoảng 930 tỷ đồng. Chương trình đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, từ nâng cao nhận thức, xây dựng quy phạm pháp luật, thực hiện các dự án TKNL ở các ngành và địa phương, tiêu thụ năng lượng ở một số ngành công nghiệp được đánh giá có tiến bộ như gốm sứ, vật liệu xây dựng… Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương trong kỳ tổng kết Chương trình giai đoạn 2006-2010: Do nguồn lực có hạn, lại đầu tư dàn trải nên hiệu quả chưa cao, chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp tham gia, nhiều dự án manh mún, chưa đúng tầm mục tiêu quốc gia, nhiều đơn vị còn trông chờ, ỷ lại Nhà nước, công tác chỉ đạo thiếu quyết liệt, đặc biệt vai trò khoa học công nghệ còn thiếu.

Mặt khác, cũng cần làm rõ, nội dung tiết kiệm năng lượng là rất quan trọng, là nhiệm vụ chiến lược, là quốc sách, nhưng chỉ với các biện pháp tiết kiệm, dù có thực hiện được mục tiêu đề ra, cũng không thể giảm được cường độ năng lượng như các nước. Năm 2012, CĐĐ nước ta là 1,2 kWh/1 USD, theo dự báo của QHĐVII vào 2020 là 1,5; vào 2030 là 1,7-2 kWh/ USD; vậy là sẽ thụt lùi với chính mình. Cường độ năng lượng nói chung cũng đang lớn gấp 2 lần các nước. Đồng thời hệ số đàn hồi điện đối với GDP, hiện nay là 1,6-1,7, Chính phủ yêu cầu giảm xuống 1 vào 2020 cũng không thể nào đạt được.

3.2. Cơ cấu phát triển các ngành KT-QD chưa hợp lý, dẫn tới cường độ năng lượng cũng như cường độ điện đối với GDP còn rất cao. Đối với các nước đang phát triển, cường độ năng lượng, cường độ điện cao hơn các nước phát triển là hợp lý, nhưng không thể cao hơn 2-3 lần như đã trình bày trên. Đây thể hiện sử dụng năng lượng của nước ta còn kém hiệu quả, dẫn tới chi phí sản xuất cao, tính cạnh tranh thấp.

Việc tiết kiệm năng lượng là rất quan trọng, Việt Nam có tiềm năng lớn, tuy nhiên, để giảm tiêu thụ năng lượng nhiều hơn thì nền kinh tế cần phát triển các ngành tiêu thụ năng lượng thấp mà đem lại giá trị gia tăng cao, giảm dần các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng (nếu không phải là bắt buộc) mà giá trị gia tăng thấp.

Hiện nay, ngành công nghiệp Việt Nam tiêu thụ 52,5% điện năng, 38,6% tổng NLTM mà chỉ làm ra 32,5% GDP, trong đó, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, thép… được đánh giá là tiêu tốn nhiều năng lượng. Trong khi đó, nông-lâm- ngư nghiệp vốn là những ngành tiêu thụ ít năng lượng, chỉ tiêu thụ 1,4% tổng điện năng, 1,28 % tổng NLTM mà đem lại 20% GDP.

Thực tế hiện nay, nông nghiệp vẫn bị đánh giá, canh tác còn thủ công, chế biến, bảo quản kém làm mất đi giá trị sản phẩm, phải nhập nhiều nhu yếu phẩm cho sản xuất, chăn nuôi… Phải chăng chúng ta chưa làm tốt việc cung cấp năng lượng và điện khí hóa trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp nhẹ, dịch vụ, thường được xem là “đầu tư ngắn ngày mau ăn”, đặc biệt các ngành công nghệ cao, thiếu định hướng chiến lược - nghĩa là chúng ta cần cơ cấu lại nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng. Thời đại ngày nay, không thể định hướng công nghiệp hóa kiểu tiền tư bản, mà cần hướng tới hiện đại hóa và kinh tế tri thức, có như vậy mới tránh được tụt hậu.

3.3. Thiếu quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia, trong cả quá trình phát triển cho tới nay (2014), chúng ta đã xây dựng các quy hoạch phân ngành năng lượng sau: 7 Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia (QHĐ); 5 Quy hoạch phát triển ngành Than (QHT); 3 Quy hoạch phát triển dầu - khí (QHDK); Dự thảo Quy hoạch năng luợng tái tạo (NLTT). Các quy hoạch này đã góp phần định hướng quan trọng cho sự phát triển các phân ngành năng lượng; Lập kế hoạch phát triển các công trình năng lượng, tạo nên những cơ sở vật chất phục vụ phát triển KTQD; Xây dựng và hoàn thiện dần các bộ tư liệu, số liệu phục vụ tính toán quy hoạch và quản lý nhà nước về năng lượng.

Tuy nhiên, cũng đã thể hiện nhiều bất cập, ngành năng lượng có tính hệ thống cao nhưng các quy hoạch phân ngành: điện, than, dầu-khí, NLTT được xây dựng riêng, khá biệt lập, vì vậy thể hiện thiếu đồng bộ: Thời gian quy hoạch chưa thống nhất, chưa bao giờ các quy hoạch phân ngành được lập đồng thời; Tư liệu, số liệu phục vụ quy hoạch thiếu thống nhất, thiếu tin cậy, thiếu thẩm định; Các nội dung quy hoạch chưa được xem xét, tính toán một cách đồng bộ, dẫn tới khập khiễng, thiếu thống nhất; Cơ cấu, tỷ lệ đầu tư chưa hợp lý giữa các phân ngành, giữa các giai đoạn quy hoạch; Giá cả của các loại nhiên liệu-năng lượng là đầu vào - đầu ra của nhau nhưng thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý. Phương pháp tính toán xây dựng quy hoạch chưa hợp lý, thể hiện ở hai khía cạnh chính: i) Xây dựng riêng lẽ thiếu tính hệ thống; ii) Trong từng phân ngành năng lượng tuy có sử dụng một số phương pháp và công cụ hiện đại, nhưng chưa đồng bộ, chưa thật hợp lý (như QH ĐL), một số phân ngành khác chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, đơn giản [2,6,7].

Chính vì những tồn tại bất cập nói trên, nhiều quy hoạch phân ngành chỉ thực hiện được vài ba năm đã phải sửa đổi, hiệu chỉnh, phát triển điện lại thiếu than, khí, đầu tư không cân đối… Để khắc phục tình trạng này, Luật Điện lực sửa đổi 2013 đã quy định, Quy hoạch điện lực Quốc gia tại Khoản 1 và khoản 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Quy hoạch phát triển điện lực là quy hoạch chuyên ngành bao gồm, quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quy hoạch phát triển điện lực được lập, phê duyệt để làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư phát triển điện lực và được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ. Quy hoạch phát triển điện lực phải phù hợp với quy hoạch các nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện, gồm cả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo và có tính đến quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật”. Với quy định này, các quy hoạch phân ngành năng lượng nói chung và quy hoạch điện lực Quốc gia nói riêng phải tuân thủ quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia - nghĩa là phải hợp với quy hoạch các nguồn năng lượng sơ cấp.

3.4. Về giá năng lượng, mặc dù hiện nay, Việt Nam đã có một số quy chế và chính sách, nhưng giá cả vẫn chưa hợp lý, hài hòa giữa các dạng năng lượng cũng như đối với mỗi loại. Việc xây dựng và thực hiện giá than, điện, dầu-khí, còn mang nặng tính áp đặt. Thực hiện cơ chế thị trường mà chưa thấy vai trò của người tiêu dùng. Vấn đề giá năng lượng đã được đề cập rất chi tiết trong nhiều hội thảo, bài viết [4,5].

3.5. Định mức năng lượng là một nội dung, một công cụ quan trọng trong hoạt động và quản lý hiệu quả năng lượng, nhưng một thời gian dài vừa qua chúng ta buông lỏng. Một số ý kiến cho rằng, trong nền kinh tế thị trường không cần quản lý định mức năng lượng, dẫn tới giải tán Viện định mức ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trước đây. Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đều nghiên cứu và sử dụng định mức năng lượng. Sử dụng năng lượng theo định mức tiên tiến không những là thực hiện TK và HQ năng lượng, góp phần giảm cường độ năng lượng, mà về mặt xã hội còn thể hiện sự bình đẳng của mọi công dân đối với tài nguyên năng lượng của đất nước.

4. Bốn giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng Quốc gia

4.1. Tổ chức xây dựng Quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia, nội dung mà trong Luật Điện lực sửa đổi 2013 đã yêu cầu, tạo bước đột phá trong công tác quy hoạch, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch các phân ngành điện, than, dầu khí… hợp lý, hài hòa, khắc phục những bất cập nói trên. Việt Nam hiện nay có đủ điều kiện nhân tài vật lực để thực hiện, vấn đề quan trọng là tổ chức phối hợp các viện nghiên cứu, các cơ quan liên quan. Đề nghị Bộ Công Thương/ Tổng cục Năng lượng tổ chức, phối hợp các đơn vi liên quan nghiên cứu thực hiện.

Mục tiêu nên chọn cho Quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia giai đoạn vài chục năm tới là: Giảm cường độ năng lượng, đảm bảo đủ năng lượng cho phát triển.

Trước mắt có thể triển khai ngay để làm cơ sở cho hiệu chỉnh QHĐ VII và nghiên cứu xây dựng quy hoạch các phân ngành than, dầu-khí, NLTT.

4.2. Nghiên cứu xác định cơ cấu hợp lý các ngành kinh tế quốc dân, đảm bảo phát triển bền vững có giá trị gia tăng cao mà giảm được cường độ năng lượng, đây là bài toán cân đối tối ưu liên ngành, mang tính vĩ mô, phát huy hàm lượng khoa học thực hiện chủ trương của Nhà nước về tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo cơ sở cho phát bền vững. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, phối hợp một số bộ, ngành liên quan cùng thực hiện.

4.3. Xây dựng chính sách giá năng lượng đảm hợp lý, hài hòa, minh bạch cho các loại nhiên liệu-năng lượng trên nguyên tắc bình đẳng giữa người bán, người mua và giá trị sản phẩm, để giá năng lượng thực sự là đòn bẩy của hoạt động sản xuất và tiết kiệm năng lượng, góp phần đắc lực phát triển thị trường năng lượng lành mạnh. Đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu.

4.4. Xây dựng và quản lý tốt định mức cho sản xuất vật chất và tiêu dùng nói chung và sản suất, tiêu thụ năng lượng nói riêng. Ngày nay nghiên cứu xây dựng và ban bố định mức không phải là ấn định chỉ tiêu cứng nhắc để phân bố vật tư năng lượng theo kiểu nền kinh tế kế hoạch cũ, mà nghiên cứu xác định định mức cho các loại công nghệ đã và sẽ sử dụng, khuyến nghị và định hướng những định mức tiên tiến cần thực hiện. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kể cả việc nghiên cứu tái lập Viện nghiên cứu định mức.

Kết luận

Giảm cường độ năng lượng là một nhiệm vụ cấp bách, có tính đột phá, nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, góp phần đảm bảo đủ năng lượng, giảm thiểu ảnh hưởng môi trường, tránh lệ thuộc và an ninh năng lượng quốc gia, cũng chính là thực hiện nội dung cơ bản của chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Đảm bảo nhu cầu năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cho phát triển kinh tế-xã hội là một nhiệm vụ chiến lược, có tính phổ quát, toàn diện. Đã nhiều năm qua chúng ta đã có nhiều hoạt động tích cực từ thăm dò, tìm kiếm tài nguyên năng lượng, nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng; đã xây dựng và thực hiện những chính sách, quy hoạch, chương trình phát triển năng lượng, góp phần đảm bảo năng lượng cho đất nước. Tuy vậy, cho đến nay, việc cung cấp và tiêu thụ năng lượng ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập, ngày càng thể hiện thiếu năng lượng cho phát triển và vẫn được xem là vấn đề cấp bách. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản, có tính chiến lược để sử dụng hiệu quả năng lượng, làm giảm cường độ năng lượng nói chung và cường độ điện nói riêng.

 

Quy hoạch điện lực phải trên cơ sở quy hoạch năng lượng tổng thể
Lệ thuộc nước ngoài, nguy cơ mất an ninh năng lượng quốc gia
Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

PGS, TS. BÙI HUY PHÙNG, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - VEA

1. Một số mục tiêu phát triển năng lượng Quốc gia

Mục tiêu tổng quát

Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 là: bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước; cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước; đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh; đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng đi đôi với bảo vệ môi trường[1].

Một số chỉ tiêu cụ thể

Nhu cầu năng lượng cuối cùng theo loại nhiên liệu, với phương án cơ sở, theo QHĐVII được giới thiệu trong bảng sau, đơn vị: tr.TOE [2].

Năm

2015

2020

2025

2030

Than

13,6

18

23,6

29,9

Điện

14,6

24,9

37,1

52,9

Sản phẩm dầu

23,5

34,4

483

66,9

Khí đốt

1,0

1,4

1,9

2,6

NLPTM

14,5

14,0

13,3

12,4

TỔNG

67,2

92,8

124,1

164,9

Tổng quy về NLCS

91,7

148,8

195,9

256,7

 

Cũng theo QHĐVII, với nhu cầu trình bày trên, tính theo năng lượng sơ cấp (NLSC), năm 2015 đã thiếu trên 2 tr.TOE, 2020 thiếu 52,5 tr.TOE và 2030 thiếu 143 tr.TOE.

Cho tới nay chưa thấy rõ nguồn có thể bù đắp lượng thiếu hụt này. Sản xuất than, dầu-khí trong nước với sản lượng có hạn, khả năng nhập khối lượng lớn về than không dễ dàng, đặc biệt đối với LNG chỉ mới được lập luận rằng để đa dạng hóa nguồn cung cấp, đảm bảo phát triển bền vững, nhưng khối lượng hợp lý nào và giá LNG rất cao chưa được luận chứng.

2. Tiêu thụ năng lượng hiện nay và một số chỉ tiêu năng lượng Quốc gia

Với sự nỗ lực của ngành năng lượng và cả nền kinh tế quốc dân, đến nay, Việt Nam đã đạt được những chỉ tiêu quốc gia, theo số liệu thống kê của Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, công bố 2013[3] như bảng dưới.

 

Đơn vị

2010

2011

2012

Tổng tiêu thụ NLCC

KTOE

48.801

47.916

47.874

Tổng tiêu thụ NLTMCC

KTOE

34.926

33.933

33.788

Trong đó TT điện

KOE

7.461

8.104

9.063

Cường độ NL

kgOE/Kusd-2005

446,2

408,0

386,0

Điện TT đầu người

kWh/ng

998

1.078

1.187

Cường độ điện/GDP

kWh/usd.2005

1,108

1,138

1,204

 

Tiêu thụ năng lượng Việt Nam và GDP một số ngành năm 2012 [3,8]

 

TTNLTM (KTOE)

TT điện (KTOE)

Tỷ trọng GDP %

Tổng

47.874

9.063,5

 

Công nghiệp

18.494 /38,6%

4,757 /52,5%

32,5

Trong đó:

 

 

 

-Xi măng+VLXD

7.441

1.009

 

-Thép

719

341

 

Nông-Lâm-Ngư nghiệp

617/1,28%

128/1,4%

20

GTVT

11.149

448

 

DVTM

1.335

429

3,7

Dân dụng

15.711

3.300

 

 

Để tiện so sánh, xin giới thiệu cường độ điện đối với GDP (CĐĐ-kWh/1USD), cường độ năng lượng (CĐNL- kgOE/1000USD) ở một số nước, vào năm 2010[9].

 

Thái lan

Nhật bản

Hàn quốc

CHLB Nga

CHLB Đức

T. Quốc

CĐĐ

0,56

0,25

0,35

0,37

0,20

0,65

CĐNL

199

154

239

-

164

231

 

3. Một số nhận định cơ bản

3.1. Chúng ta đã xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thực hiện các chương trình, dự án TK&HQNL, tuy hoạt động khá sôi nổi, nhưng tính lan tỏa và hiệu quả còn khá hạn chế. Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đề ra nhiều chỉ tiêu khá cụ thể cho từng lĩnh vực, về tổng quát giai đoạn 2006-10 giảm 3-5% tổng tiêu thụ năng lượng. Giai đoạn hai 2011-15, giảm 5-8%, với tổng kinh phí từ nhiều nguồn khoảng 930 tỷ đồng. Chương trình đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, từ nâng cao nhận thức, xây dựng quy phạm pháp luật, thực hiện các dự án TKNL ở các ngành và địa phương, tiêu thụ năng lượng ở một số ngành công nghiệp được đánh giá có tiến bộ như gốm sứ, vật liệu xây dựng… Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương trong kỳ tổng kết Chương trình giai đoạn 2006-2010: Do nguồn lực có hạn, lại đầu tư dàn trải nên hiệu quả chưa cao, chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp tham gia, nhiều dự án manh mún, chưa đúng tầm mục tiêu quốc gia, nhiều đơn vị còn trông chờ, ỷ lại Nhà nước, công tác chỉ đạo thiếu quyết liệt, đặc biệt vai trò khoa học công nghệ còn thiếu.

Mặt khác, cũng cần làm rõ, nội dung tiết kiệm năng lượng là rất quan trọng, là nhiệm vụ chiến lược, là quốc sách, nhưng chỉ với các biện pháp tiết kiệm, dù có thực hiện được mục tiêu đề ra, cũng không thể giảm được cường độ năng lượng như các nước. Năm 2012, CĐĐ nước ta là 1,2 kWh/1 USD, theo dự báo của QHĐVII vào 2020 là 1,5; vào 2030 là 1,7-2 kWh/ USD; vậy là sẽ thụt lùi với chính mình. Cường độ năng lượng nói chung cũng đang lớn gấp 2 lần các nước. Đồng thời hệ số đàn hồi điện đối với GDP, hiện nay là 1,6-1,7, Chính phủ yêu cầu giảm xuống 1 vào 2020 cũng không thể nào đạt được.

3.2. Cơ cấu phát triển các ngành KT-QD chưa hợp lý, dẫn tới cường độ năng lượng cũng như cường độ điện đối với GDP còn rất cao. Đối với các nước đang phát triển, cường độ năng lượng, cường độ điện cao hơn các nước phát triển là hợp lý, nhưng không thể cao hơn 2-3 lần như đã trình bày trên. Đây thể hiện sử dụng năng lượng của nước ta còn kém hiệu quả, dẫn tới chi phí sản xuất cao, tính cạnh tranh thấp.

Việc tiết kiệm năng lượng là rất quan trọng, Việt Nam có tiềm năng lớn, tuy nhiên, để giảm tiêu thụ năng lượng nhiều hơn thì nền kinh tế cần phát triển các ngành tiêu thụ năng lượng thấp mà đem lại giá trị gia tăng cao, giảm dần các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng (nếu không phải là bắt buộc) mà giá trị gia tăng thấp.

Hiện nay, ngành công nghiệp Việt Nam tiêu thụ 52,5% điện năng, 38,6% tổng NLTM mà chỉ làm ra 32,5% GDP, trong đó, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, thép… được đánh giá là tiêu tốn nhiều năng lượng. Trong khi đó, nông-lâm- ngư nghiệp vốn là những ngành tiêu thụ ít năng lượng, chỉ tiêu thụ 1,4% tổng điện năng, 1,28 % tổng NLTM mà đem lại 20% GDP.

Thực tế hiện nay, nông nghiệp vẫn bị đánh giá, canh tác còn thủ công, chế biến, bảo quản kém làm mất đi giá trị sản phẩm, phải nhập nhiều nhu yếu phẩm cho sản xuất, chăn nuôi… Phải chăng chúng ta chưa làm tốt việc cung cấp năng lượng và điện khí hóa trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp nhẹ, dịch vụ, thường được xem là “đầu tư ngắn ngày mau ăn”, đặc biệt các ngành công nghệ cao, thiếu định hướng chiến lược - nghĩa là chúng ta cần cơ cấu lại nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng. Thời đại ngày nay, không thể định hướng công nghiệp hóa kiểu tiền tư bản, mà cần hướng tới hiện đại hóa và kinh tế tri thức, có như vậy mới tránh được tụt hậu.

3.3. Thiếu quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia, trong cả quá trình phát triển cho tới nay (2014), chúng ta đã xây dựng các quy hoạch phân ngành năng lượng sau: 7 Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia (QHĐ); 5 Quy hoạch phát triển ngành Than (QHT); 3 Quy hoạch phát triển dầu - khí (QHDK); Dự thảo Quy hoạch năng luợng tái tạo (NLTT). Các quy hoạch này đã góp phần định hướng quan trọng cho sự phát triển các phân ngành năng lượng; Lập kế hoạch phát triển các công trình năng lượng, tạo nên những cơ sở vật chất phục vụ phát triển KTQD; Xây dựng và hoàn thiện dần các bộ tư liệu, số liệu phục vụ tính toán quy hoạch và quản lý nhà nước về năng lượng.

Tuy nhiên, cũng đã thể hiện nhiều bất cập, ngành năng lượng có tính hệ thống cao nhưng các quy hoạch phân ngành: điện, than, dầu-khí, NLTT được xây dựng riêng, khá biệt lập, vì vậy thể hiện thiếu đồng bộ: Thời gian quy hoạch chưa thống nhất, chưa bao giờ các quy hoạch phân ngành được lập đồng thời; Tư liệu, số liệu phục vụ quy hoạch thiếu thống nhất, thiếu tin cậy, thiếu thẩm định; Các nội dung quy hoạch chưa được xem xét, tính toán một cách đồng bộ, dẫn tới khập khiễng, thiếu thống nhất; Cơ cấu, tỷ lệ đầu tư chưa hợp lý giữa các phân ngành, giữa các giai đoạn quy hoạch; Giá cả của các loại nhiên liệu-năng lượng là đầu vào - đầu ra của nhau nhưng thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý. Phương pháp tính toán xây dựng quy hoạch chưa hợp lý, thể hiện ở hai khía cạnh chính: i) Xây dựng riêng lẽ thiếu tính hệ thống; ii) Trong từng phân ngành năng lượng tuy có sử dụng một số phương pháp và công cụ hiện đại, nhưng chưa đồng bộ, chưa thật hợp lý (như QH ĐL), một số phân ngành khác chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, đơn giản [2,6,7].

Chính vì những tồn tại bất cập nói trên, nhiều quy hoạch phân ngành chỉ thực hiện được vài ba năm đã phải sửa đổi, hiệu chỉnh, phát triển điện lại thiếu than, khí, đầu tư không cân đối… Để khắc phục tình trạng này, Luật Điện lực sửa đổi 2013 đã quy định, Quy hoạch điện lực Quốc gia tại Khoản 1 và khoản 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Quy hoạch phát triển điện lực là quy hoạch chuyên ngành bao gồm, quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quy hoạch phát triển điện lực được lập, phê duyệt để làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư phát triển điện lực và được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ. Quy hoạch phát triển điện lực phải phù hợp với quy hoạch các nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện, gồm cả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo và có tính đến quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật”. Với quy định này, các quy hoạch phân ngành năng lượng nói chung và quy hoạch điện lực Quốc gia nói riêng phải tuân thủ quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia - nghĩa là phải hợp với quy hoạch các nguồn năng lượng sơ cấp.

3.4. Về giá năng lượng, mặc dù hiện nay, Việt Nam đã có một số quy chế và chính sách, nhưng giá cả vẫn chưa hợp lý, hài hòa giữa các dạng năng lượng cũng như đối với mỗi loại. Việc xây dựng và thực hiện giá than, điện, dầu-khí, còn mang nặng tính áp đặt. Thực hiện cơ chế thị trường mà chưa thấy vai trò của người tiêu dùng. Vấn đề giá năng lượng đã được đề cập rất chi tiết trong nhiều hội thảo, bài viết [4,5].

3.5. Định mức năng lượng là một nội dung, một công cụ quan trọng trong hoạt động và quản lý hiệu quả năng lượng, nhưng một thời gian dài vừa qua chúng ta buông lỏng. Một số ý kiến cho rằng, trong nền kinh tế thị trường không cần quản lý định mức năng lượng, dẫn tới giải tán Viện định mức ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trước đây. Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đều nghiên cứu và sử dụng định mức năng lượng. Sử dụng năng lượng theo định mức tiên tiến không những là thực hiện TK và HQ năng lượng, góp phần giảm cường độ năng lượng, mà về mặt xã hội còn thể hiện sự bình đẳng của mọi công dân đối với tài nguyên năng lượng của đất nước.

4. Bốn giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng Quốc gia

4.1. Tổ chức xây dựng Quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia, nội dung mà trong Luật Điện lực sửa đổi 2013 đã yêu cầu, tạo bước đột phá trong công tác quy hoạch, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch các phân ngành điện, than, dầu khí… hợp lý, hài hòa, khắc phục những bất cập nói trên. Việt Nam hiện nay có đủ điều kiện nhân tài vật lực để thực hiện, vấn đề quan trọng là tổ chức phối hợp các viện nghiên cứu, các cơ quan liên quan. Đề nghị Bộ Công Thương/ Tổng cục Năng lượng tổ chức, phối hợp các đơn vi liên quan nghiên cứu thực hiện.

Mục tiêu nên chọn cho Quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia giai đoạn vài chục năm tới là: Giảm cường độ năng lượng, đảm bảo đủ năng lượng cho phát triển.

Trước mắt có thể triển khai ngay để làm cơ sở cho hiệu chỉnh QHĐ VII và nghiên cứu xây dựng quy hoạch các phân ngành than, dầu-khí, NLTT.

4.2. Nghiên cứu xác định cơ cấu hợp lý các ngành kinh tế quốc dân, đảm bảo phát triển bền vững có giá trị gia tăng cao mà giảm được cường độ năng lượng, đây là bài toán cân đối tối ưu liên ngành, mang tính vĩ mô, phát huy hàm lượng khoa học thực hiện chủ trương của Nhà nước về tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo cơ sở cho phát bền vững. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, phối hợp một số bộ, ngành liên quan cùng thực hiện.

4.3. Xây dựng chính sách giá năng lượng đảm hợp lý, hài hòa, minh bạch cho các loại nhiên liệu-năng lượng trên nguyên tắc bình đẳng giữa người bán, người mua và giá trị sản phẩm, để giá năng lượng thực sự là đòn bẩy của hoạt động sản xuất và tiết kiệm năng lượng, góp phần đắc lực phát triển thị trường năng lượng lành mạnh. Đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu.

4.4. Xây dựng và quản lý tốt định mức cho sản xuất vật chất và tiêu dùng nói chung và sản suất, tiêu thụ năng lượng nói riêng. Ngày nay nghiên cứu xây dựng và ban bố định mức không phải là ấn định chỉ tiêu cứng nhắc để phân bố vật tư năng lượng theo kiểu nền kinh tế kế hoạch cũ, mà nghiên cứu xác định định mức cho các loại công nghệ đã và sẽ sử dụng, khuyến nghị và định hướng những định mức tiên tiến cần thực hiện. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kể cả việc nghiên cứu tái lập Viện nghiên cứu định mức.

Kết luận

Giảm cường độ năng lượng là một nhiệm vụ cấp bách, có tính đột phá, nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, góp phần đảm bảo đủ năng lượng, giảm thiểu ảnh hưởng môi trường, tránh lệ thuộc và an ninh năng lượng quốc gia, cũng chính là thực hiện nội dung cơ bản của chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.


Background